2021-07-28 14:54:35

BĐS Hoài Đức và khát vọng "đánh thức" tiềm năng của đất nghề bị "ngủ quên"

Được biết đến như một vùng đất cổ với nhiều làng nghề truyền thống lâu đời, thế nhưng Hoài Đức vẫn đang trăn trở tìm lối đi để phát triển xứng tầm. Trong đó, việc làm thế nào để đánh thức tiềm năng của đất nghề vẫn còn là bài toán bỏ ngỏ…

Lối đi nào cho làng nghề mỹ nghệ 800 năm tuổi?

 

Làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng cách trung tâm Thủ đô hơn 10km về phía Tây Hà Nội, thuộc huyện Hoài Đức - nức tiếng với nghề điêu khắc tạc tượng, đồ thờ và sơn son thếp vàng có lịch sử hình thành trên 800 năm tuổi. Tại Sơn Đồng, người thợ làm nghề không học qua bất kỳ trường, lớp nào về mỹ thuật điêu khắc, mà đều do nghệ nhân lớp trước truyền dạy nghề cho lớp sau, trưởng thành nhờ sự khổ luyện, đam mê với nghề Tổ. Họ mong muốn bảo tồn nghề truyền thống của địa phương để “thổi hồn” vào các sản phẩm của mình, nâng cao hơn nữa giá trị văn hóa, thương hiệu làng nghề.

 

Với sự tài tình và khéo léo của những nghệ nhân làng nghề Sơn Đồng, những sản phẩm được tạo ra vô cùng tinh xảo và đẹp mắt. Tài năng của những nghệ nhân nơi đây còn được thể hiện qua việc khách hàng muốn làm bất cứ pho tượng thờ nào, thì những người thợ nơi đây đều làm được ngay mà không cần mẫu có sẵn. Hiện nay, sản phẩm của Làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng chiếm khoảng trên 50% trên toàn thị trường toàn quốc về tượng, đồ thờ phục vụ mảng đời sống văn hoá tâm linh, tín ngưỡng của người dân. 

 

 

Làng nghề Sơn Đồng – Nơi thổi hồn vào gỗ

 

Theo khảo sát của Hiệp hội làng nghề Sơn Đồng, hiện nay sản phẩm các loại đồ thờ cúng của làng đã có mặt ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Các dấu ấn vật thể 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội đều có đôi bàn tay tài hoa của người nghệ nhân Sơn Đồng tham gia như Văn miếu Quốc Tử Giám, Khuê Văn Các, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, chùa Một Cột...Ông Nguyễn Viết Hùng, Chủ  tịch UBND xã Sơn Đồng, cho biết hiện cả xã có 2.500 hộ dân, thì có tới 65% số hộ theo nghề kinh doanh thủ công mỹ nghệ. Trong đó một nửa làm nghề điêu khắc gỗ. Cả xã hiện có 300 xưởng sản xuất với 5.000 lao động lành nghề, trong đó có nhiều nghệ nhân giỏi. 

 

Làng nghề Sơn Đồng với bề dày truyền thống và sản phẩm tinh tế đầy kiêu hãnh như vậy nhưng thực tế vẫn còn tồn tại nhiều bất cập khi tiềm năng ấy dường như đang bị “ngủ quên”. Thực trạng trên xuất phát từ nhiều lý do, trong đó, việc bất cập giữa phát triển tinh hoa làng nghề và phát triển đô thị là nguồn cơn sâu xa trong bài toán đánh thức tiềm năng nơi đây.

 

Bên cạnh đó, vấn đề đầu ra cho sản phẩm làng nghề còn nhiều tồn đọng. Hầu hết mới chỉ dừng ở mức nhỏ lẻ, tự phát, chưa được tổ chức một cách bài bản, quy mô và thiếu chuyên nghiệp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc quảng bá thương hiệu làng nghề cũng như hiệu quả kinh doanh. Bởi vậy, việc tìm ra giải pháp để làng nghề thực sự phát huy tiềm năng và hiệu quả, đóng góp ngày một lớn bền vững hơn cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, bảo tồn các giá trị văn hóa… được coi là nhiệm vụ hết sức cấp thiết, nhất là trong giai đoạn Việt Nam đang từng bước hội nhập toàn diện cùng với châu lục và thế giới.

 

Để phát huy đúng tiềm năng của tinh hoa mỹ nghệ 800 năm tuổi, việc chú trọng, bảo tồn giá trị truyền thống thôi chưa đủ. Tại Sơn Đồng còn đang thiếu đi một không gian trưng bày, triển lãm sản phẩm đúng nghĩa nhằm nâng tầm thương hiệu và giá trị sản phẩm làng nghề.

 

Đánh thức làng nghề!

 

Trong xu thế hội nhập và mở cửa, làng nghề truyền thống đang dần lấy lại vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hoá. Mỗi làng nghề mang một bản sắc riêng biệt, độc đáo không thể thay thế. Trong đó, việc phát triển làng nghề cần gắn giá trị bản sắc văn hóa với phát triển đô thị, phối hợp thống nhất phát triển nâng tầm thương hiệu một cách quy hoạch, bài bản.

 

Những lợi ích to lớn của việc phát triển làng nghề không chỉ thể hiện ở những con số tăng trưởng lợi nhuận kinh tế mà còn là một cách thức gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hoá và nâng tầm giá trị, thương hiệu sản phẩm làng nghề. Đó là những lợi ích lâu dài không thể đong đếm được.

 

Theo các chuyên gia, làng nghề truyền thống được xem như một tài nguyên du lịch nhân văn có ý nghĩa. Phát triển du lịch làng nghề là hướng đi đầy triển vọng, được nhiều quốc gia trong khu vực ứng dụng từ lâu và họ đã rất thành công trong việc vừa bảo tồn được các làng nghề, vừa thu hút khách du lịch, tạo ra các giá trị gia tăng khác. Ý tưởng mỗi làng nghề một sản phẩm được khởi xướng và bắt đầu triển khai ở quận Oita (Nhật Bản) từ năm 1979. Sau đó, một số nước ở Châu Á đã áp dụng mô hình này như Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc...

 

Tại Nhật Bản, việc chú trọng phát triển du lịch làng nghề là một biện pháp đem lại hiệu quả và tiếng vang cho các làng nghề thủ công. Hướng đi này không chỉ giới thiệu văn hóa Nhật Bản với bên ngoài, du lịch làng nghề còn khẳng định vai trò quan trọng của ngành nghề thủ công truyền thống trong đời sống kinh tế và xã hội của đất nước.

 

Tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam, người dân làng nghề mới chỉ làm nghề đơn thuần, bởi vậy cần có một điểm tựa để người làm nghề biết nâng tầm thương hiệu sản phẩm, kết hợp kinh doanh thương mại, gắn với phát triển đô thị, triển lãm văn hóa. Theo đó, việc phát triển các dự án khu đô thị tại khu vực làng nghề là điều hết sức cần thiết.

 

Với mong muốn không để những di sản quý dần rơi vào quên lãng, nhiều nhà đầu tư bắt đầu tìm cơ hội “đánh thức” các làng nghề. Trong đó, đơn vị phát triển bất động sản MBLand Invest với tâm huyết kiến tạo nên một khu đô thị phát triển hiện đại nhưng vẫn kiêu hãnh tinh hoa văn hóa truyền thống đã cho ra đời dự án Sơn Đồng Center - nhằm đánh thức tiềm năng của làng nghề 800 năm tuổi.

 

 

Sơn Đồng Center – Đô thị hiện đại với không gian đậm chất văn hóa, di sản

 

Sơn Đồng Center ra đời chính là khởi nguồn cho một tư duy tiên phong: Đưa những tinh hoa văn hóa làng nghề sống dậy trong lòng đô thị hiện đại. Dự án sẽ góp phần đánh thức tiềm năng làng nghề 800 năm tuổi khi đưa sản phẩm của làng nghề đến với đông đảo khách hàng, nâng tầm thương hiệu đồ mỹ nghệ Sơn Đồng trong không gian trưng bày, triển lãm sang trọng, hình thành tâm điểm giao thương sầm uất, phát triển kinh tế khu vực.